Bể phốt hầm cầu hay còn gọi là Bể tự hoại, cũng có tên gọi khác là hầm chứa hầm phân. Hiện nay các kiến thức xây dựng Bể tự hoại không còn xa lạ với chúng ta, chỉ cần tra google ra là có ngay. Tiếc rằng rất ít người tìm hiểu kỹ quy trình thi công, kỹ thuật thi công trước khi xây nhà. Thậm chí biết nhưng vẫn cố tình xây sai: Vì lý do ” Nhà thầu nhận giá rẻ nên làm thế thôi, làm sai quy trình để giảm giá thầu, cạnh tranh với các nhà thầu khác, làm cho có để lời nhiều bằng cách bớt xén vật tư hay làm tắt quy trình thi công “. Thực ra nguyên nhân chính cũng từ chủ nhà : Một phần tìm nhà thầu giá rẻ, chủ nhà không nắm được kiến thức xây dựng để nhà thầu qua mặt, không giám sát kỹ quá trình thì công. Thế là hậu quả, hệ lụy sau khi sử dụng căn nhà tất yếu sẽ xảy ra!
1.Cấu tạo bể phốt, hầm cầu
* Bể phốt hầm cầu có cấu tạo gồm 3 ngăn: Chứa – Lắng – Lọc
– Ngăn Chứa là ngăn lớn nhất, có thể nằm ngay tại khu vệ sinh của tầng trệt. Ngăn Chứa có dung tích tối thiểu bằng 1/2 dung tích của Bể. Từ ngăn Chứa sang ngăn Lắng để ống có đường kính phi 90 hoặc 114 , gần sát mặt bể.
– Ngăn Lắng và Ngăn Lọc: Mỗi ngăn chứa 1/4 dung tích của bể tự hoại. Từ ngăn Lắng qua ngăn Lọc cũng sử dụng ống nhựa Bình Minh 90 hoặc 114. Phải tuân thủ nguyên tắc: Ống vào bể phải cao hơn ống thoát ra ít nhất 10cm để ngăn không cho nước trong bể chảy lại đường ống lên wc và ngăn chất thải đóng rắn trong đường ống.
– Lỗ thông hơi của Bể phốt hầm cầu: Đây là lỗ thông khí rất quan trọng, mà sau này dễ bị tắc nghẽn từ lỗ này. Mục đích là để lượng khí hình thành trong quá trình lên men không bị tích tụ. Ống thông hơi phải có đường kính từ 42 trở lên, đi lên qua mái nhà 30cm và sử dụng Co hoặc T để tránh mưa hoặc các vật rơi vào làm tắc ống.
* Ngoài bể phốt hầm cầu 3 ngăn thì có bể 2 ngăn. Loại bể 2 ngăn có cấu tạo là ngăn Chứa chiếm 2/3 dung tích của bể, ngăn Chứa chiếm 1/3 dung tích của Bể
2. Lưu ý khi xây dựng Bể phốt hầm cầu
- Chiều sâu từ lớp nước trong bể tính từ đáy bể tới mặt nước không được thấp hơn 1.2m
- Chiều rộng hay đường kính của bể thấp nhất là 0.7m. Nếu bể hình chữ nhật thì chiều dài và rộng của bể là 3:1
- Nếu lưu lượng nước thải lớn hơn 10m3/ngày và nhỏ hơn 20m3/ngày thì nên xây bể 3 ngăn.
- Gia cố nền đất trước khi đổ bê tông đáy bể bằng đá 4×6, dùng máy đầm đầm kỹ, đổ bê tông lót mác 100 đá 2×4
- Đáy bể đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép mác 200 độ dày là 15cm
- Thành của Bể phốt, hầm tự hoại được xây bằng gạch hoặc đổ bê tông cốt thép
- Bể tự hoại, bể phốt phải kín khít, không để bị thấm nước ngầm hoặc đáy móng bể bị biến dạng do nền đất không tốt.
- Bể phốt, bể tự hoại phải được xây bằng gạch đặc, gạch nung già. Không được xây bằng gạch ống.
- Vữa xi măng mác 50, mác 75
- Sau khi xây xong bể phải dùng đất đắp theo từng lớp móng. Tránh đầm nền quá chặt gây phát sinh ứng lực quá mức trong bể, có thể làm nứt hoặc vỡ bể. Nên thi công theo cách : Lấp đất và tưới nước ẩm từng lớp rồi mới tới lớp tiếp theo. Trong lúc đó bể phốt được đổ đầy nước để tránh áp lực đất làm nứt võ bể.
- Trước khi đậy nắp bể phải vệ sinh bể sạch sẽ, không được để gạch vỡ hay vữa và cát trong ngăn chứa.
- Ngăn Lọc có thể sử dụng các vật liệu đơn giản như: Cát, than xỉ để làm trong nước thải trước khi chảy ra Cống ngầm. Hạn chế cặn chui vào đường ống làm tắc nghẽn ống.
- Cần đánh dấu vị trí nắp bể tại ngăn Lọc, để khi cần thiết có thể cạy lên sửa chữa, thông tắc ống.
- Làm lỗ thăm ở ngăn Chứa, để sau này khi bể quá đầy, có thẻ gọi Hút hầm cầu đến hút vợi các chất xơ chiếm diện tích trong bể.
3. Kỹ thuật xây dựng Bể phốt hầm cầu
* Đối với Bể phốt hầm cầu xây bằng Gạch
- Bể phốt hầm cầu bắt buộc phải xây bằng tường 200 gạch đinh, gạch đặc. Xếp gạch bằng một hàng gạch dọc xen kẽ 1 hàng gạch ngang.
- Xây tường gạch băng vữa xi măng cát vàng, mác 75. Mạch vữa phải no, dày đều và miết mạch kỹ
- Tô trát hai mặt trong và ngoài bằng Vữa xi măng cát vàng mác 75. Lớp vữa tô trát dày tối thiểu 2cm, tô trát chia thành 2 lớp.
+ Lớp tô trát thứ nhất: dày tối thiểu 1cm, có khía bay tạo liên kết cho lớp 2
+ Lớp tô trát thứ hai: Dày 1cm phải miết thật kỹ
+ Lớp ngoài cùng đánh hồ dầu xi măng nguyên chất. Toàn bộ mặt trong, chiều cao bể chống thấm.
+ Phải gia cố các vị trí cạnh góc, giữa thành với thành và giữa thành với đáy bể. Đặt các lưới thép gia cố tô trát lỗ 10mm x 10mm để chống nứt và chống thấm khi tô trát mặt trong bể. Lưu ý: Lưới thép gia cố này phải để chiều cao đáy bể lên thành bể là 20cm tối thiểu.
+ Nếu vị trí bể có nước ngầm chảy qua, thì xung quanh bể phải đổ một lớp đất sét dày ít nhất 10cm. Đáy bể đổ bê tông cốt thép, cuốn tường bê tông cốt theo cao ít nhất 10cm trước khi xây thành để chống thấm cho bể.
* Đối với Bể BTCT đúc sẵn toàn khối
- Các vị trí ống thoát, ống thông phải có gioang kín bằng cao su chịu nước.
- Các ống dẫn nước vào ra và giữa các ngăn phải đặt so le nhau, để quãng đường nước chảy trong bể dài nhất, tránh hiện tượng chảy tắt quá nhanh. Ống nước thải trước khi vào bể nên để độ dốc 2% nằm ngang.
- Ống dẫn phân vào và ra khỏi bể có nắp ống hình T, đường kính tối thiểu 100mm. Đầu trên của T cao hơn mặt nước, đầu dưới ngập cách mặt nước 400 để tránh lớp vào trên bề mặt bể. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 50mm.
- Các ngăn bể thông với nhau bằng ống nhựa bình minh sử dụng co 90 độ. Đường kính ống tối thiểu 100mm. Cút hoặc lỗ thông phải cách đáy bể trên 500mm và cách mặt nước tối thiểu 300mm.
☎️ ☑ LIÊN HỆ: 0914.153.268 – 0978.020.072
🚀 🚀 web : https://suanhanhanh24h.vn