Chống thấm xử lý đường nứt cho sàn bê tông bằng phương pháp bơm keo epoxy 2 thành phần

Bơm keo epoxy

XỬ LÝ CHỐNG THẤM SÀN BÊ TÔNG BỊ NỨT BẰNG BƠM KEO EPOXY 2 THÀNH PHẦN

I – CHUNG:

Nứt sàn bê tông là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở bất kỳ công trình nào như nhà ở, chung cư hay các tòa nhà cao tầng…Các vết nứt sẽ kéo theo sự rò rỉ, thấm nước cho sàn, tường, trần, mái…Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng, chính vì vậy nếu công trình của bạn đang gặp phải hiện tượng trên chúng ta cần tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý vết nứt sàn bê tông kịp thời để khắc phục triệt để tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn và mang lại sự an toàn tuyệt đối cho ngôi nhà chúng ta.

II- NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT SÀN BÊ TÔNG BÊ TÔNG CỐT THÉP

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nứt sàn bê tông, bản chất của các nguyên nhân này là do khả năng chống chịu về lực và khả năng chống chịu uốn của bê tông kém. Khi các vết nứt bê tông xảy ra thì các tác nhân bên ngoài sẽ thâm nhập vào bên trong cốt thép dẫn tới cấu trúc công trình dễ dàng bị hủy hoại.

Dưới đây là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới việc nứt sàn bê tông

  1. Do khí hậu thay đổi: Bê tông có hiện tượng giãn nở phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường, nóng nở ra, lạnh co lại, không khí ẩm thì nở, không khí lạnh co lại. Việt Nam là đất nước có nền khí hậu nhiệt đới ẩm do đó để thi công chính xác các kỹ sư thiết kế cần có những cân nhắc kỹ lưỡng về điều kiện thời tiết.
  2. Do cường độ chịu nén của bê tông quá thấp: Khoảng 5%
  3. Do nền móng: Móng bị lún, giữa các cột không đều…
  4. Do tải trọng: tải trọng ảnh hưởng đến kích thước và vị trí phân bổ khe nứt trên nền tảng bê tông cốt thép. Bề rộng có tỷ lệ thuận với ứng suất kéo trung bình trong cốt thép. Sự phân bố khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.
  5. Do chất lượng bê tông: bê tông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt
  6. Quá trình thi công để mạch ngừng: vết nứt sẽ chạy theo hướng mạch ngừng (tức là quá trình thi công bị gián đoạn, sử dụng chất liệu làm bê tông khác nhau giữa các lần này).
  7. Do biến dạng của tòa nhà: các tòa nhà, công trình có dạng ống thì tỉ lệ nứt cao hơn các dạng công trình khác.
  8. Chất lượng bê tông không đảm bảo
  9. Do cốt thép:bố trí thép quá thưa, bản quá rộng.
  10. Do lượng cốt thép chưa đủ
  11. Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng theo yêu cầu trước khi đặt.
  12. Cốt thép mũ bị đạp bẹp xuống.
  13. Do không bảo dưỡng tốt sau khi đổ bê tông: để thiếu nước dưỡng ẩm dẫn đến bê tông bị “khô hạn” nứt. Hiện tượng này đi kèm với bề mặt bê tông bị trắng phấn bề mặt.

III-CÁCH XỬ LÝ VẾT NỨT SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP BẰNG BƠM KEO EPOXY 2 THÀNH PHẦN

Phương pháp bơm Epoxy được sử dụng cho các vết nứt hẹp tới 0,002 inch (0,05 mm). Kỹ thuật này thường bao gồm việc thiết lập các lỗ ống cố định giúp bơm chất chống thấm thấm bằng áp lực sâu dọc theo các vết nứt, trào ngược dung dịch chống thấm và phủ đầy vết nứt trên bề mặt tiếp xúc.

Giải pháp bơm Epoxy đã được sử dụng thành công trong việc sửa chữa các vết nứt trong các tòa nhà, cầu, đập, và các loại cấu trúc bê tông…Tuy nhiên, trừ khi nguyên nhân của nứt đã được sửa chữa triệt để, để vết nứt không bị nứt rộng thêm nữa. Nếu vết nứt công trình có thể dịch chuyển theo thời gian thì cần lựa chọn phương pháp thi công khác, dùng các vật liệu chống thấm chỉ định để đáp ứng được vấn đề này.

Phương pháp bơm tiêm Epoxy chịu được trong điều kiện độ ẩm nhất định, kỹ thuật này không áp dụng nếu các vết nứt đang tích cực rò rỉ và không thể bị khô.

Các vết nứt ướt có thể được bơm tiêm và gia cố bằng vật liệu chịu ẩm. Hãy liên hệ Anh Thi Construction để được hướng dẫn, tư vấn giải pháp thi công phù hợp. Chú ý: các chất gây ô nhiễm trong các vết nứt (bao gồm bùn và nước) có thể làm giảm hiệu quả của epoxy để sửa chữa cấu trúc các vết nứt trong công trình.

Việc sử dụng vật liệu chống thấm, chất kết dính mềm dẻo có độ co giãn cao, chịu ẩm ướt trong một vết nứt sẽ cho phép đáp ứng đáng kể các chuyển động của kết cấu bê tông.

IV- QUI TRÌNH THI CÔNG: PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG BƠM  KEO EPOXY 2 THÀNH PHẦN

Các bước cơ bản:

Bước 1:  Kiểm tra kích thước của vết nứt, làm sạch vết nứt

Bước đầu tiên là làm sạch các vết nứt đã bị nhiễm bụi bẩn bằng vòi xịt cao áp. Các chất gây ô nhiễm như dầu, mỡ, bụi bẩn, hoặc các hạt bê tông mịn ngăn chặn sự xâm nhập và liên kết của keo epoxy và làm giảm hiệu quả của việc sửa chữa, chống thấm nứt.

Tốt hơn là nên loại bỏ tạp chất bằng cách hút bụi hoặc xịt xả bằng nước áp lực cao hoặc các dung dịch làm sạch hiệu quả đặc biệt khác.

 

Bước 2: Đánh dấu các vị trí trọng yếu có thể đặt xy lanh

  • Cắt đường nứt rộng để trám kín bề mặt, vết nứt có thể cắt ra đến độ sâu 1/2 inch (13 mm) và chiều rộng khoảng 3/4 in (20 mm) theo hình chữ V
  • Khoan lỗ cách vị trí thấm từ 3,0cm – 5,0m , khoan xéo 45 độ vào vị trí thấm, chiều sâu mũi khoan từ 40 – 60% độ dày bê tông, khoảng cách giữa các mũi khoan từ 15 – 20cm.

Bước 3: Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu( hai bát cách nhau từ 15 – 20cm)

Bước 4: Tiến hành trám vá dọc theo các vết nứt bằng keo Matit vàng. Gắn bát, trám kỹ xung quanh bát,

Bề mặt các vết nứt phải được phủ kín để giữ cho epoxy không rò rỉ ra trước khi đông cứng, tạo áp lực đẩy ngược thấm sâu vào khe nứt.

Bề mặt có thể được dán kín bằng cách sử dụng chất phủ epoxy, polyester hoặc chất bít kín thích hợp khác lên bề mặt vết nứt và cho phép nó tự động cứng lại một cách nhanh chóng.

Bước 5:  kiểm tra kỹ để không hở chân bát. Sau khi kiểm tra bề mặt keo trám vết nứt đã khô. Bắt đầu tiến hành gắn xy lanh vào bát. Sau đó từ từ bơm dung dịch keo Epoxy vào ( có thể dùng dây cao su để bổ trợ).

Bước 6:

Sau khoảng 2h đồng hồ, tiến hành rút xy lanh ra. Sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt.

  • Tiến hành thẩm định, rà soát lại toàn bộ các vết nứt. Tiến hành khoan lấy mẫu tại các vị trí được bơm keo để đảm bảo đạt yêu cầu cho phép về xử lý nứt bê tông.
  • Nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng một cách bình thường.
DỊCH THI CÔNG XÂY DỰNG – SỬA NHÀ NHANH 24H
☎️ ☑ LIÊN HỆ: 0914.153.268 – 0978020072( Zalo )
Call Now Button