Bạn đang muốn tìm hiểu về thông tin quy hoạch của quận 9 TP HCM. Những quy hoạch về đường xá, tiện ích, khu công nghệ cao các phường, ở quận 9. Sau đây là một số thông tin sẽ giúp bạn nắm rõ về quận 9.
Bản đồ quy hoạch phường quận 9 tp hcm đến năm 2020
Ngày 12 tháng 11 năm 2012 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5758/QĐ-UBND về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 9 đến năm 2020, tỷ lệ 1/10.000.Nội dung cụ thể như sau:
Vị trí tự nhiên của quận 9 như thế nào?
Quận 9 có vị trí độc lập, nằm về phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp ranh giới tỉnh Đồng Nai và được bao bọc toàn bộ bởi sông Đồng Nai, các mặt giáp giới như sau:
+ Phía Đông : giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Tây : giáp quận 2 qua sông Rạch Chiếc, rạch Bà Cua và đường Tân Lập;
+ Phía Nam : giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai;
+ Phía Bắc : giáp quận Thủ Đức qua Xa lộ Hà Nội.
– Tổng diện tích khu vực quy hoạch: 11.389,62 ha.
Những khu quy hoạch quận 9 nổi bật
Dưới đây là một số cơ sở hạ tầng của quận 9 đã làm cho giá bất động sản tăng giá trong thời gian qua,
Các bạn có thể xem bài: đất nền quận 9 để biết rõ thêm về các loại bất động sản đang có ở quận 9 hiên nay.
1.1 Đường xa lộ hà nội
Đầu tiên Xa Lộ Hà Nội đây là tuyến đường đã có từ rất lâu, không chỉ giúp kết nối quận 9, Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 2,
các tình Đông Nai, Bình Dương, Vũng Tàu ( khi chưa có tuyên đường cao tốc Long Thành- Dầu Giây).
Đây là tuyến đường huyết mạch của khu đông kết nối với trung tâm thành phố.
Mọi hàng hóa, hay nhu cầu đi lại khi từ các quận khu đông vào thành phố chiêm lưu lượng lớn khi đi qua Xa Lộ Hà Nội.
1.2 Cao tốc thành phố HCM- Long Thành- Dầu Giây
Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 quy mô 4 làn xe.
- Dài 55 km, có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
- Khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015 giúp rút ngắn đường từ TP HCM về Vũng Tàu rất nhiều so với trước đây.
- Tốc độ cho phép cao nhất trên cao tốc là 120 km/h, thấp nhất là 80 km/h.
Với lợi thế rút ngắn được thời gian, chia sẽ được lưu lương giao thông với trục đường Xa Lộ Hà Nội nên việc đi lại từ khu đông vào thành phố được rút ngắn.
Nên việc mua biệt thự để nghĩ dưỡng cuối tuần của các gia đình ở trong thành phố về quận 9 là rất lớn.
1.3 Bản đồ quy hoạch khu công nghệ cao quận 9 ( SHTP)
Khu công nghệ cao quận 9 là nơi tập trung các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.
Cách thành phố Hồ Chí Minh 12 km.
Khu công nghệ cao nằm bên Xa Lộ Hà Nội nên rất dễ dàng kết nối với các quận trung tâm, cảng Cát Lái 4km,
- Sân bay Tân Sơn Nhất 18 km.
- Tập trung các công ty lớn như:
- Nidec của Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD,
- Air Liquide của Pháp,
- Intel của Mỹ,
- SamSung của Hàn Quốc …
Đây là nhưng tên tuổi hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ.
Hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoàn chỉnh, ổn định gồm điện, nước, xử lý nước thải, khí gas công nghiệp có sẵn.
Trang thiết bị hiện đại trong các phòng thí nghiệm của SHTP cho yêu cầu nghiên cứu – phát triển công nghệ mới của nhà đầu tư.
Tiện ích sinh hoạt đa dạng và kế cận: khu căn hộ cao cấp và trường học quốc tế, khu nhà ở cho công nhân và nhà trẻ, khu vui chơi giải trí, khu siêu thị – mua sắm, v.v…
Tiếp nối những thành quả đã có, SHTP đang tiếp tục triển khai xây dựng
Khu Công nghệ cao mở rộng với diện tích 200 ha, nằm tại Phường Long Phước Quận 9, cách Khu Công nghệ cao hiện hữu khoảng 2 km.
“Dự án sẽ sẵn sàng thu hút công nghệ cao trong 4 lĩnh vực ưu tiên từ năm 2019”
Tiếp tục góp phần thúc đẩy SHTP đi đầu trong nhiệm vụ đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ bằng năng lực nội sinh.
1.4 Khu phức hợp samsung quận 9
Khu tổ hợp nhà máy của Samsung được khởi công xây dựng từ giữa năm 2015 và chỉ mất hơn nửa năm để hoàn tất, chính thức đi vào hoạt động.
Tổng diện tích xây dựng của khu vực này lên đến 94 héc-ta (940 nghìn m2) với tổng kinh phí đầu tư 2 tỷ USD,
Tổ hợp nhà máy Samsung được ví như trung tâm nghiên cứu, phát triển, sản xuất các sản phẩm tivi cao cấp cùng các vật dụng điện tử gia dụng khác của Samsung tại khu vực Đông Nam Á.
1.5 Trường đại học Fulbright
Theo giấy chứng nhận đầu tư, Trường Đại học Fulbright Việt Nam đặt trụ sở chính tại Khu công nghệ cao Quận 9 TP.HCM với diện tích đất là 15 héc-ta .
Đại học Fulbright Việt Nam được xây dựng với mô hình là một cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận .
Trường được xây dựng trên cơ sở phát huy nguồn vốn và con người của Trường Fulbright.
Vốn đầu tư thực hiện dự ánTrường Đại học Fulbright Việt Nam là 70 triệu đô la Mỹ.
- Trong đó, mức đầu tư giai đoạn đầu (đến năm 2016) là 5,3 triệu đô la Mỹ,
- Giai đoạn hai (2017 – 2020) là 20 triệu đô la Mỹ, và giai đoạn ba (2020 – 2030) là 44,7 triệu đô la Mỹ.
Trường ĐH Fulbright là một cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không vì lợi nhuận.
FUV do Quỹ tín thác sáng kiến ĐH Việt Nam (TUIV) đầu tư tại TP.HCM.Tài chính của quỹ dựa vào học phí, đóng góp thiện nguyện, các khoản tài trợ và nguồn thu từ quỹ trường.
Do đó về quản trị,
Trường sẽ không có cổ đông như các trường tư thục khác mà do một hội đồng tín thác độc lập quản lý, hội đồng này sẽ thuê hiệu trưởng điều hành trường.
Trường tuân thủ những nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú.
Đó là tự do hàn lâm, đánh giá và tuyển dụng dựa trên năng lực, minh bạch và trách nhiệm giải trình .
FUV cũng sẽ đăng ký kiểm định chất lượng từ các tổ chức kiểm định chất lượng của Hoa Kỳ.
Ngoài ra,
Trường chú trọng vào việc tuyển dụng các học giả tài năng và các nhà khoa học người Việt Nam
thông qua thiết lập môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ chế khuyến khích tương tự như những đại học hàng đầu ở nước ngoài.
1.6 Quy hoạch bến xe miền đông mới nhất
Theo ông Trần Quốc Toản – tổng giám đốc Samco, dự án bến xe Miền Đông mới có tổng diện tích trên 16ha.
Trong đó, 12,3ha nằm trên địa bàn Q.9 (TP.HCM), phần còn lại 3,7ha thuộc H.Dĩ An (Bình Dương).
Bến xe mới bao gồm trung tâm thương mại, khu phức hợp mua sắm, vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn.
Đồng thời kết nối với tuyến metro số 1 Bến Thành (Q.1) – Suối Tiên (Q.9). Bến xe này sẽ phục vụ khoảng 7 triệu lượt hành khách/năm.
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó,
- Khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, Có diện tích hơn 122.000 m2 (chiếm hơn 76% tổng diện tích);
- Khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng);
- Khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng);
- Khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Dự án có tổng vốn đầu tư xây dựng là 4.000 tỷ đồng.
2. Những hạ tầng bên ngoài giúp kết nối quận 9
2.1 Tuyến metro số 1
Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012
Các tuyến metro sẽ được xây dựng cuốn chiếu và dự kiến đến 2020 thành phố sẽ có tuyến đường sắt đô thị đầu tiên đưa vào hoạt động.
Mục tiêu của hệ thống metro nhằm thay thế 25% lượng xe gắn máy lưu thông trên đường đến năm 2020 sẽ giúp TP HCM giảm lượng xe gắn máy lưu thông trên đường.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP, đến nay một số gói thầu ở dự án tuyến metro số 1 đã thi công đạt khối lượng khá như:
- Gói thầu CP2 xây dựng đoạn metro đi trên cao dài 17,1km và trạm bảo dưỡng đầu máy toa xe đạt 70% khối lượng.
- Đến nay, ngày 06/10/2017 Gói thầu CP1b xây dựng đoạn đi ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son do liên danh nhà thầu Shimiwu-Maeda (Nhật Bản) thi công cũng đạt 51% khối lượng.
Theo kế hoạch, đến năm 2019, tuyến metro sẽ vận hành thử nghiệm và đến năm 2020 được đưa vào hoạt động.
2.2 Nút giao thông Mỹ Thủy khởi công
Không thể phủ nhận, sự bùng nổ hạ tầng giao thông Đông Sài Gòn trong những năm gần đây chính là bước đệm lớn cho sự chuyển mình mạnh mẽ của khu vực này.
Nói đến sự thay da đổi thịt “siêu tốc” của khu Đông, dĩ nhiên phải nhắc đến sự đóng góp quan trọng của nút giao Mỹ Thủy – một trong những công trình trọng điểm của quận 2 nói riêng,
Khu Đông nói chung – được khởi công vào đầu tháng 6 năm 2016.
Nút giao thông Mỹ Thủy là điểm giao hai trục giao thông quan trọng của thành phố ở cửa ngõ phía Đông gồm đường Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống.
Đây cũng là 2 tuyến đường ra vào cảng Cát Lái có lượng xe vận chuyển hàng hóa cực kỳ lớn với hơn 18.000 lượt xe tải, container.
Vì vậy, khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa ra vào cảng.
Đầu tư gần 840 tỷ đồng từ vốn ngân sách, giai đoạn một dự án gồm:
- Cầu vượt 4 làn xe theo hướng: đường Vành đai 2;
- Hầm chui theo hướng rẽ trái từ Vành Đai 2 đi Cát Lái;
- Xây cầu Kỳ Hà 3;
- Các nhánh đường bờ tả và bờ hữu rạch Mỹ Thủy.
2.3 Mở rộng đường vành đai số 2 hay vành đai trong
Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 – Sở Giao thông vận tải TP.HCM (chủ đầu tư dự án), dự án cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện mặt đường tuyến đường vành đai 2,
- Đoạn từ nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2) đến cầu Phú Hữu (quận 9) có tổng chiều dài 4,5 km được cải tạo hoàn thiện và nâng cấp mặt đường.
Là điểm giao hai trục giao thông quan trọng cửa ngõ phía Đông thành phố gồm đường Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống và Vành đai 2 (nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây),
- Nút giao Mỹ Thủy không những sẽ góp phần hoàn chỉnh đường Vành Đai 2 mà còn đáp ứng nhu cầu vận tải từ cảng Cát Lái và cụm cảng Phú Hữu, cải thiện giao thông khu vực,
Đồng thời tạo đà để mở toang cánh cửa giao thương với các tỉnh Đông Nam Bộ và củng cố niềm tin cho người dân chọn lựa an cư lạc nghiệp tại khu Đông.
Một số đoạn sẽ xây dựng hệ thống thoát nước ở khu vực có dân cư, trồng cây xanh và hoàn thiện hệ thống biển báo đường bộ.
“Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 183,7 tỉ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành sau 9 tháng thi công.”
Đó là những thông tin về bản đồ quy hoạch mà bạn cần phải nắm nếu muốn đầu tư bất động sản thành công.