Kỹ sư xây dựng & Cán bộ kỹ thuật ngành xây dựng cần những kiến thức gì ?
Ngày nay không phải cứ học đại học mới có lương cao, mới làm được việc mà ngay cả khi bạn chỉ có tấm bằng Trung cấp hay Cao đẳng , bạn cũng có thể đạt mức lương cao… nếu bạn làm được việc sẽ có rất nhiều công ty muốn mời bạn làm việc cho họ. Vậy như thế nào thì mới là “làm được việc” và để “làm được việc” thì bạn cần biết những gì?…
Bất kể bạn có trình độ đại học, cao đẳng hay trung cấp, khi bạn đứng trên công trường thi công thì người ta đều gọi chung bạn là “ Kỹ thuật xây dựng” hay “kỹ thuật”.
Làm được việc ở đây có nghĩa là bạn có thể giải quyết một cách nhanh gọn, hiệu quả công việc mà cấp trên giao cho mình, trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, kỹ thuật biết làm việc là người biết một hoặc nhiều kỹ năng như: chỉ đạo thi công, biết lập dự toán, soạn và thương thảo hợp đồng, lập và đánh giá hồ sơ thầu, lập hồ sơ dự thầu, hoàn công và thanh quyết toán công trình…
Vậy với một người cán bộ kỹ thuật thì yêu cầu bạn phải biết những gì để làm việc?
Thứ nhất: Bạn là một kỹ sư xây dựng bắt buộc phải biết đọc bản vẽ.
Ngôn ngữ giao tiếp của những người làm xây dựng nói riêng và của anh em kỹ thuật nói chung là bản vẽ. Kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư thể hiện những ý tưởng, đồ án thiết kế của mình bằng các bản vẽ còn nhiệm vụ của người cán bộ kỹ thuật là triển khai ý tưởng, đồ án thiết kế đó ra thực tế, thành hiện thực. Do đó, việc bạn biết đọc bản vẽ là một yêu cầu quan trọng khi bạn đi làm. Thật khó nếu bạn không biết đọc bản vẽ khi đi chỉ đạo thi công.
Thứ hai: Bạn là kỹ sư xây dựng cần phải biết sử dụng máy tính.
Trong thời đại công nghệ thông tin phổ biến như hiện nay mà bạn không biết dùng máy tính thì đúng là nên xem xét. Nhưng hầu như ít người biết đầu tư thời gian vào học những kỹ năng phục vụ cho công việc sau này. Ngoài thời gian (thường là ngắn) dùng máy làm đồ án phục vụ học tập thì còn lại là đa số dùng vào mục đích giải trí, game, xem phim hay nghe nhạc… rất lãng phí. Nếu một ngày bạn có thể dành khoảng 30 phút đến 1 giờ để học đánh máy 10 ngón, để tập lập dự toán và sử dụng các phần mềm chuyên ngành như AutoCAD, Dự toán, Dự thầu, 3Dmax, Quyết toán… thì khi ra trường bạn sẽ thích ứng rất nhanh với công việc và chắc chắn khi đi xin việc bạn sẽ có chiếm ưu thế hơn nhiều so với các ứng viên khác. Rồi khi đã được tuyển dụng thì vị trí của bạn trong thời buổi cạnh tranh này sẽ bền vững hơn nhiều so với các nhân viên khác.
Exel và Word tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng chẳng bạn nào chú trọng đến nó, đặc biệt Exel rất là quan trọng vì rất nhiều phần mềm tính toán sau này đều sử dụng Exel, hoặc sự hỗ trợ từ Exel, hoặc tự mình thiết lập bảng tính bằng Exel. Bạn không thể không gặp nó khi đi làm việc.
Thứ ba: Bạn là một kỹ sư thì phải biết bóc tách dự toán.
Việc bóc tách dự toán rất quan trọng với một người kỹ thuật. Nếu bạn không biết bóc tách dự toán (hay nói cách khác là tính tiền) thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc hay trong quá trình chỉ đạo thi công. Bạn cần biết được ngày hôm nay, tháng tới làm những viêc gì, khối lượng bao nhiêu, cần ứng bao nhiêu vốn và cần chở về công trường bao nhiêu nguyên, vật liệu Thật là dở nếu như sếp hỏi bạn mác bê tông 200 (tương đương cấp độ bền B15) thì cần bao nhiêu xi măng, cát, đá mà bạn lại không biết.
Hơn nữa, bạn cần biết bóc tách khối lượng để làm thầu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, quyết toán hợp đồng. Biết nhiều phần mềm hỗ trợ rất hữu ích cho bạn trong việc bóc tách dự toán.Nếu có điều kiện bạn hãy mua cho mình một bản quyền nhé. Học cách sử các phần mềm dự toán thông dụng G8, GXD, Delta….
Thứ tư: Bạn phải biết đến việc lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu
Làm sao để tính giá dự thầu? Cách bóc tách kiểm tra khối lượng; kỹ năng tra mã hiệu công việc?
Đọc hồ sơ mời thầu cần chú ý gì? Phân công làm hồ sơ thầu ra sao?
Chuẩn bị hồ sơ năng lực thế nào? Báo cáo tài chính cần chuẩn bị gì?
Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu cần làm vào lúc nào?
Làm sao để có hồ sơ dự thầu tốt nhất và có khả năng trúng thầu nhất?
Thứ năm: Bạn phải biết lập hồ sơ thanh quyết toán.
Lập hồ sơ dự thầu rồi, đi đấu thầu, trúng thầu, làm dự toán công trình đến giai đoạn cuối thanh quyết toán là của bạn mà bạn lại chưa biết:
Các công việc của hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh)
Các mẫu biểu và quy trình thực hiện tuân thủ, các thông tư nghị định hướng dẫn có liên quan
Thứ sáu: Bạn là kỹ sư xây dựng cần phải biết vẽ và sử dụng các phần mềm đồ họa.
Vẽ là công việc bắt buộc của người kỹ thuật, đã qua rồi cái thời dùng bút chì vẽ tay hay cặm cụi gù lưng bên bàn vẽ. Hiện này công nghệ phát triển và việc bạn biết vẽ hay sử dụng Autocad là một yêu cầu bắt buộc. Ấy vậy mà rất nhiều bạn học trung học chuyên nghiệp ra trường xong lại …không hề biết AutoCAD là cái gì khi được hỏi. Hoặc chỉ biết có mấy lệnh vẽ mà không tự mình tạo một bản vẽ, do trước học trong trường các bạn chủ yếu sử dụng lệnh copy và dán.
Thứ 7 : Bạn là kỹ sư xây dựng cần phải biết tính sử dụng các phần mềm tính toán kết cấu, thiết kết cấu như Sáp, Etap, Safe, Plaxis…
Những phần mềm chuyên ngành này không thể bỏ qua nó.
Thứ 8 : Quan trọng nhất của một kỹ thuật kỹ sư xây dựng cần ngoài Dự toán là phải biết lập tiến độ thi công ,
biết sự dụng phần mềm Project trong quản lý báo cáo tiến độ. Không lập được tiến độ thì bạn trở nên vô dụng, không có kinh nghiệm lãnh đạo không có kiến thức quản lý. Dù bạn có giỏi đến đâu thì bạn vẫn chỉ làm việc thủ công trì trệ.
Thứ 9 : Ngoại ngữ
là một ưu tiên trong tuyển dụng, luôn được các nhà tuyển dụng thích thú, bạn có ngoại ngữ tốt mức lương sẽ cao. Các môn ngoại ngữ đang được ưu tiên hiện nay như Anh, Nhật, Trung, Nga ….
Cuối cùng thứ 10 : Bạn là một kỹ sư muốn hành nghề phải có chứng chỉ
tư vấn giám sát, chứng chỉ định giá, chứng chỉ đấu thầu, chứng nhận quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình….. Còn rất nhiều những kiến thức thực tế, những kỹ năng tác nghiệp và những kiến thức bạn cần bổ xung khi bạn vừa ra trường, vừa đi làm và đặc biệt công việc yêu cầu bạn cần chứng nhận, chứng chỉ mà bạn chưa có.
Điều thứ 11 là điều mà không phải ai cũng làm được,
đây nó thuộc về khả năng tự nhiên đó là tài ngoại giao, cách giao tiếp trong mọi hoạt động. Nhiều bạn sinh ra tự nhiên đã có khả năng này, nhưng nhiều bạn sẽ phải học tập bằng cách tham gia nhiều hoạt động phong trào trong trường như đoàn đội, tham gia nhiều hoạt động xã hội như từ thiện hay phong trào vui chơi giải trí tập thể có ích. Bạn có thành công hay không đều nhờ vào tài năng ngoại giao và tự tin trong công việc. Nếu bạn làm việc một cách cứng rắn, không có suy nghĩ trước sau , không có thủ thuật trong quan hệ thì bạn sẽ hứng chịu sự thật bại không sớm thì muộn. Ngay từ đầu khi đi xin việc bạn sẽ phải áp dụng ngay tài ăn nói để thuyết phục nhà tuyển dụng ( Đề tài này Thi có chia sẻ trong một số bài viết, các bạn đọc nhé – Nói nôm na là tài chém gió , thủ thuật né tránh đối mặt ….. )
Đọc đến đây các bạn đã hiểu hơn về nghề nghiệp của mình, kiến thức của kỹ sư xây dựng cần là gì chưa nhỉ ? Đây là bài viết Thi đã siu tầm trên mạng và góp thêm ý kiến của mình vào để hoàn chỉnh. Còn rất nhiều khía cạnh khác, có dịp mình sẽ chia sẻ với các bạn nhiều hơn. Chúc các bạn luôn tự tin học tập cũng như làm việc !