Tìm hiểu năng lực thi công công trình của nhà thầu xây dựng

Tiêu chí xác định năng lực thi công công trình của nhà thầu. Lựa chọn nhà thầu trong gói thầu xây lắp

“Điều 57. Điều kiện chung

1. Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

4. Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

5. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.” 

“Điều 65. Chứng chỉ năng lực của  tổ chức thi công xây dựng công trình

– Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình, chứng chỉ năng lực được xếp hạng theo Điều 65 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 như sau:

1. Hạng I:

a) Có ít nhất 3 (ba) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng;

b) Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm đối với trình độ đại học, 5 (năm) năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

c) Có ít nhất 15 (mười lăm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;

d) Có ít nhất 30 (ba mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

đ) Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

e) Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại.

2. Hạng II:

a) Có ít nhất 2 (hai) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng;

b) Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm;

c) Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;

d) Có ít nhất 20 (hai mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

đ) Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.

3. Hạng III:

a) Có ít nhất 1 (một) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng;

b) Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận;

c) Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;

d) Có ít nhất 5 (năm) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

4. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

b) Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

c) Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.”

– Căn cứ vào quy định nêu trên để xét xem đơn vị mình có đủ điều kiện chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hay không và làm thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 58 Nghị định 59/2015/NĐ-CP

“Điều 58. Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;

b) Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức;

c) Bản kê khai danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt theo mẫu;

d) Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm của tổ chức ít nhất 3 (ba) công việc tiêu biểu trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký;

đ) Bản kê khai năng lực tài chính; máy, thiết bị, phần mềm máy tính theo yêu cầu đối với từng lĩnh vực đăng ký;

e) Quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng lĩnh vực đăng ký.

2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I;

b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Bộ Xây dựng quy định chi tiết về hồ sơ; mẫu chứng chỉ; phương thức, quy trình đánh giá cấp mới, cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.”

.– Nếu đơn vị của bạn có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 65 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công công trình xây dựng thì bạn có thể làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm đơn đề nghị cấp chứng chỉ, bản sao giấy đăng kí kinh doanh, bản kê khai năng lực hành chính,… theo quy định tại Điều 58 Nghị định 59/2015/NĐ-CP để có đủ điều kiện tham gia gói thầu.  Nếu trong trường hợp hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu không đưa ra rõ về tiêu chí đánh giá năng lực kinh nghiệm này thì bạn có thể yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu theo yêu cầu của bên bạn.

 

RẤT CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI 

Call Now Button